Xuất nhập khẩu

Khai báo, làm thủ tục hải quan và thủ tục xuất nhập khẩu là khâu đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vấn đề ở đây không chỉ là chi phí mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc cũng như kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Với những chứng từ, thủ tục phức tạp, nếu thiếu kinh nghiệm, doanh nghiệp rất dễ gặp phải những trở ngại cùng các sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

Đó là lí do vì sao Ttspapro Logistics có mặt ở đây, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong, chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan. Uy tín, chất lượng, chuẩn mực là những tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu.

DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI LÀ GÌ? KHAI BÁO HẢI QUAN LÀ GÌ? VÌ SAO CẦN KHAI BÁO HẢI QUAN?

Dịch vụ hải quan là công việc mà bên cung cấp dịch vụ hải quan phải thực hiện để hoàn tất thủ tục hải quan thông quan cho các lô hàng của bên sử dụng. Tất nhiên, các doanh nghiệp phải trả một phần phí thoả thuận cho bên cung cấp khi sử dụng dịch vụ là thủ tục hải quan. Và tùy theo mặt hàng làm thủ tục hải quan thì công việc và chi phí khi “dịch vụ hải quan trọn gói” sẽ khác nhau. Vì thế sẽ phải cần nhiều hơn sự hợp tác cũng như trao đổi giữa hai bên doanh nghiệp sử dụng và cung cấp dịch vụ hải quan.

Ở thời điểm hiện tại, dịch vụ hải quan tại trọn gói có 2 hình thức chính, đó là:

  • Dịch vụ Khai thuê, khai báo hải quan: Bên cung cấp dịch vụ sẽ có trách nhiệm thay mặt doanh nghiệp bạn tiến hành hoàn tất các thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Đơn vị hoặc cá nhân làm dịch vụ sẽ không xuất hiện tên pháp nhân trên bất cứ chứng từ hải quan nào.
  • Đại lý hải quan: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ sử dụng tên mình, chữ ký số của mình để điền thông tin lên tờ khai. Đồng thời, có trách nhiệm sao y chứng từ để nộp bộ hồ sơ đầy đủ nhất lên các cơ quan chi cục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên.

Mỗi hình thức nêu trên đều có điểm thuận lợi, bất lợi cho chủ hàng. Chẳng hạn dịch vụ khai thuê hiện rất phổ biến. Ưu điểm là tiện lợi cho khách hàng và người làm dịch vụ. Nhưng nhược điểm là bên dịch vụ không xuất hiện và đứng tên chịu trách nhiệm khi làm thủ tục, nên trong một số trường hợp đem lại rủi ro cho người thuê.

Kê khai, khai báo hải quan là hoạt động kê khai thông tin hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Đây là quy trình hoạt động bắt buộc trước khi hàng hóa được nhập khẩu và xuất khẩu.

Khai báo hải quan nhằm 2 mục đích chính đó là:

  • Nhà nước có thể dễ dàng quản lí hàng hoá. Đảm bảo các lô hàng xuất/nhập vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục hàng cấm. Không doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào có quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu những hoá hoá bị cấm theo con đường chính ngạch.
  • Nhà nước thực hiện công tác tính thuế và thu thuế trên các mặt hàng. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của công tác làm thủ tục hải quan. Nguồn thuế từ hải quan hằng năm là con số cực kì lớn. Đây là yếu tố góp phần cân bằng và ổn định thị trường.

ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC KHAI BÁO HẢI QUAN

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiến hành làm thủ tục hải quan tại các Chi cục hải quan cửa khẩu và các Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Cụ thể, Chi cục hải quan cửa khẩu sẽ bao gồm cảng hàng không quốc tế và cảng biển quốc tế. Còn Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu đó là cảng nội địa.

CÁC MÃ LOẠI HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU, KHAI BÁO HẢI QUAN

Xác định mã loại hình cho tờ khai là yếu tố bắt buộc thực hiện, cực kì quan trọng trong việc khai báo hải quan. Những tiêu chí sau sẽ được căn cứ để xác định mã loại hình xuất nhập khẩu:

  • Mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Địa điểm doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan.

Sau đây sẽ là những mã loại hình xuát nhập khẩu được công bố trên hệ thống VNACCS.

Các mã loại hình nhập khẩu:

  • A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng. Hàng hoá được tiến hành làm thủ tục ở Chi cục hải quan cửa khẩu.
  • A12: Nhập kinh doanh sản xuất. Các lô hàng phải làm thủ tục ở Chi cục hải quan cửa khẩu.
  • A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.
  • A31: Nhập khẩu hàng xuất có vấn đề, bị trả lại.
  • A41: Nhập kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc diện đầu tư nước ngoài.
  • A42: Chuyển tiêu thụ nội địa khác.
  • E11: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nguồn nước ngoài.
  • E13: Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất.
  • E15: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuát từ nội địa.
  • E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp ngoài nước.
  • E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
  • E33: Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế.
  • E41: Nhapak sản phẩm thuê gia công từ nước ngoài.
  • G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • G12: Tạm nhập các loại máy móc phục vụ dự án trong thời hạn nhất định.
  • G13: Tạm nhập miễn thuế.
  • G51: Tái nhập hàng đã tạm xuất.
  • C11: Hàng gửi kho ngoại quan.
  • C21: Hàng được đưa vào khu phi thuế quan thuộc vào khu kinh tế cửa khẩu.

Các mã loại hình xuất khẩu:

  • B11: Xuất kinh doanh.
  • B12: Xuất sau khi đã tạm xuất.
  • B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.
  • E42: Xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất.
  • E52: Xuất sản phẩm, hàng hoá gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.
  • E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.
  • E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng nội địa.
  • E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.
  • G21: Tái xuất hàng hoá kinh doanh tạp nhập tái xuất.
  • G22: Tái xuất máy móc phục vụ dự án có hạn.
  • G24: Tái xuất khác
  • G61: Tạm xuất hàng hoá.
  • C22: Hàng đưa ra khi phi thuế quan.
  • H21: Xuất khẩu hàng khác.

BỘ CHỨNG TỪ KHAI BÁO HẢI QUAN BẮT BUỘC

  • Bill off lading (vận đơn hàng hóa đường biển, hàng không, biên giới): Đây là chứng từ nhằm mục đích xác nhận rằng hàng hoá đã được xếp lên các phương tiện vận tải.
  • Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu: Đây là chứng từ kê khai hàng hoá để đảm bảo hàng đủ điều kiện để thông quan.
  • Invoice (hóa đơn thương mại): Đây là chứng từ do bên xuất khẩu phát hành nhằm mục đích chính là đòi tiền người mua cho lỗ hàng đã bán theo như quy định của hợp đồng.
  • Packinglist (quy cách đóng gói): Chừng từ này nhằm thể hiện quy cách đóng gói các lô hàng.
  • Sales contract (Hợp đồng thương mại): Hợp đồng này thể hiện các thông tin giữa 2 bên như đơn giá, cách thức thanh toán,…
  • Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu (nếu mặt hàng thuộc danh mục phải xin giấy phép)
  • Certificate of original (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa) (C/O)
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan và phục vụ cho việc xin giấy phép: Catalogue , Hình ảnh hàng , C/A , C/Q, CFS , Test report…

.