Vận tải đường biển

Dịch vụ vận tải đường biển là phương thức được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời kì hội nhập hiện nay. Song song với những lợi ích mà nó mang lại, vẫn còn tồn tại một vài vấn đề khó khăn mà các chủ hàng cần giải quyết. Đó chính là hoàn tất quá trình thủ tục liên quan tới vận tải biển. Nếu không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, rất có thể sẽ phát sinh nhiều rắc rối ngoài ý muốn.

Để mọi chuyến hàng đều được giao thương suôn sẻ, Ttspaprovn là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển trọn gói. Không những giúp cho tiến độ công việc của doanh nghiệp được đảm bảo mà còn hạn chế được rất nhiều rủi ro trong suốt hành trình vận tải.

VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Khái niệm:

Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hoạt động vận chuyển có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện vận tải biển cùng nhiều kết cấu hạ tầng khác. Cụ thể, đó là việc sử dụng các khu đất hoặc nước gắn liền với nhiều tuyến đường biển kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau, cũng có thể là các khu vực trong cùng một quốc gia. Bên cạnh đó, còn có tàu biển và nhiều thiết bị bốc dỡ hàng hoá khác. Mục đích chính là phục vụ việc vận chuyển người hoặc hàng hoá trên các tuyến đường biển.

Vai trò:

Cho đến thời điểm hiện tại, vận tải đường biển vẫn được xem là giải pháp mang tính hiệu quả cao nhất để vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia với nhau. Nó thích hợp với đa số các mặt hàng, có khả năng chở được hàng siêu trường, siêu trọng.

Về kinh tế, vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Giúp hoạt động giao thương buôn bán trở nên dễ dàng hơn, kể cả nội địa lẫn quốc tế.

Về xã hội, hoạt động này mở ra cơ hội việc làm cho nhiều lao động trong thời gian vừa qua. Về chính trị, đây chính là cầu nối giữa các nước với nhau, thăm dò, đánh giá chính xác tình hình, động thái của các quốc gia.

Ưu điểm của vận tải đường biển

  • Phù hợp với nhiều loại hàng hoá.
  • Năng lực chuyên chở lớn.
  • Chi phí xây dựng, bảo dưỡng thấp.
  • Cước phí thấp hơn so với những phương tiện và loại hình khác.
  • Không bị hạn chế bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
  • Có thể sử dụng container chuyên dụng, nâng cao hiệu quả giao thương.

CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Chứng từ hải quan

Chứng từ hải quan là những giấy tờ quan trọng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, trong trường hợp giao thương hàng hoá giữa các nước, đây là các thủ tục không thể thiếu. Cụ thể, chủ hàng sẽ phải xuất trình những giấy tờ sau:

  • 1 bản chính văn bản cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu của bộ thương mại.
  • 2 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu.
  • 1 bản sao hợp động mua bán ngoại thương. Đây là văn bản thoả thuận giữa 2 bên về việc mua bán, trao đổi hàng hoá.
  • 1 giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp và 1 giấy chứng nhận đăng ki kinh doanh.
  • 2 bản chính kê khai chi tiết thông tin hàng hoá. Đây là yếu tố giúp việc kiểm hàng diễn ra thuận lợi hơn, bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng gồm nhiều loại với các tên gọi khác nhau.

Chứng từ với tàu và cảng

Sau chứng từ hải quan sẽ là các chứng từ với cảng và tàu. Đây là chứng từ nhằm mục đích kiểm soát hàng hoá, đặc biệt là khâu xế hàng hoá lên tàu. Nó sẽ bao gồm:

  • Chỉ thị xếp hàng của công ty vận tải. Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho đơn vị phụ trách vận tải và quản lí cảng. Nó sẽ cho chúng ta biết hàng hoá được gửi tới cảng kèm theo những thông tin chỉ dẫn khác.
  • Biên lai thuyền phó. Đây là chứng từ được thuyền phó chịu trách nhiệm về việc gửi hàng cấp cho người gửi hoặc chủ hàng xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu.
  • Bản lược khai hàng hoá. Đây là bản liệt kê tất cả các loại hàng hoá được xếp lên tàu. Nó phải được lập ngay sau khi xếp hàng hoàn tất. Phải đảm bảo rằng xong trước khi làm thủ tục để tàu rời cảng, lên đường giao hàng.
  • Phiếu kiểm điểm. Là chứng từ gốc về số lượng hàng được bốc lên tàu. Nó có vai trò chủ chốt trong việc khiếu nại nếu xảy ra vấn đề trục trặc về sau.
  • Sơ đồ xếp hàng. Đây thực chất là bản vẽ nhằm miêu tả sơ đồ sắp xếp hàng hoá lên tàu. Tránh việc giao hàng nhầm khi cập bến các cảng khác nhau.
  • Vận đơn đường biển.

Những loại chứng từ khác

Ngoài hai loại chứng từ chính ở trên, đây sẽ là những loại giấy tờ khác. Cụ thể đó là:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Hoá đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói.
  • Giấy chứng nhận về số lượng hàng hoá.
  • Chứng từ bảo hiểm.

Những chứng từ có thể phát sinh

Trong hoạt động giao thương đường biển, sẽ có một vài trường hợp không mong muốn xảy ra. Khi đó, sẽ cần đến các chứng từ sau:

  • Biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
  • Biên bản kê khai hàng thiếu hoặc thừa.
  • Biên bản giám định phẩm chất.
  • Biên bản hàng hoá bị đổ vỡ hoặc hư hỏng.
  • Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
  • Thư dự kháng.
  • Thư khiếu nại.

.